Scholar Hub/Chủ đề/#mã vạch adn/
Mã vạch ADN (còn được gọi là mã vạch genet) là một phương pháp biểu đạt thông tin genet bằng cách sử dụng mã vạch như trong mã vạch thương mại. Nó được sử dụng ...
Mã vạch ADN (còn được gọi là mã vạch genet) là một phương pháp biểu đạt thông tin genet bằng cách sử dụng mã vạch như trong mã vạch thương mại. Nó được sử dụng để biểu diễn các chuỗi nucleotide trong DNA. Mỗi nucleotide được mã hóa thành một ký tự cụ thể, sau đó các ký tự này được biểu diễn dưới dạng một dãy mã vạch. Mã vạch ADN được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, y học, nghiên cứu khoa học, v.v. để phân tích và nhận dạng các chuỗi genet.
Mã vạch ADN thường được sử dụng trong các phương pháp như PCR (Polymerase Chain Reaction) hoặc sequencing để phân tích và xác định các chuỗi genet.
Trong quá trình mã hóa, mỗi nucleotide trong chuỗi ADN được gán một ký tự cụ thể. Thông thường, các ký tự A (adenine), T (thymine), G (guanine), và C (cytosine) được sử dụng để biểu diễn các loại nucleotide.
Sau khi gán các ký tự cho mỗi nucleotide, các ký tự này được biểu diễn dưới dạng một dãy mã vạch. Cách biểu diễn này thường dựa trên kỹ thuật mã hóa nhị phân hoặc mã hóa truyền thống. Ví dụ, các ký tự có thể được mã hóa thành các dãy 0 và 1, hoặc các dãy đặc biệt khác như được sử dụng trong các hệ thống mã vạch thương mại.
Sau khi chuỗi genet được biểu diễn dưới dạng mã vạch ADN, nó có thể được sử dụng để phân tích và so sánh với các chuỗi genet khác nhau. Điều này cho phép nhận dạng và xác định các gene, biểu hiện gen, thay đổi gene, và các thông tin liên quan khác trong các mẫu ADN.
Mã vạch ADN là một công cụ quan trọng trong nghiên cứu genet, chẩn đoán bệnh, kiểm tra tổ tiên, và trong các ứng dụng công nghệ sinh học khác.
Xin lỗi vì sự hiểu lầm. Mã vạch ADN không phải là thuật ngữ chính thức trong lĩnh vực genet học. Tuy nhiên, nếu bạn đang đề cập đến việc biểu diễn thông tin genet bằng mã vạch, có một phương pháp được gọi là "Mã vạch trùng hợp DNA" (DNA Barcoding) trong lĩnh vực sinh học đa dạng sinh học.
Mã vạch trùng hợp DNA là một công nghệ được sử dụng để xác định và phân loại các loài trong tự nhiên bằng cách sử dụng một mục tiêu phân tử định danh ở cấp độ loài. Phương pháp này dựa trên việc phân tích các vùng genet có sự biến đổi ít nhưng đủ để phân biệt giữa các loài khác nhau.
Các vùng genet thường được sử dụng trong mã vạch trùng hợp DNA là COI (Cytochrome Oxidase I), một gen mã hóa cho một enzym tham gia vào quá trình hô hấp. COI được chọn vì nó có mức biến đổi đủ cao để phân loại các loài khác nhau, nhưng cũng đủ thấp để thuận tiện trong việc quy trình hóa và phân tích.
Quá trình mã vạch trùng hợp DNA bao gồm các bước sau:
1. Lấy mẫu: Một mẫu được lấy từ sinh vật cần xác định và phân loại, chẳng hạn như một mẫu mô, máu, lông, tụy, hay cái gì đó tương tự.
2. Trích xuất DNA: DNA được trích xuất từ mẫu lấy. Quá trình trích xuất có thể khá phức tạp tuỳ thuộc vào loại mẫu và phương pháp sử dụng.
3. Sao chép COI gene: Quá trình PCR (Polymerase Chain Reaction) được sử dụng để sao chép một đoạn nhất định của COI gene.
4. Phân tử sinh học: Đoạn COI gene được sao chép sau đó được xác định sự biến đổi bằng phương pháp sequencing, nghĩa là xác định cụ thể các nucleotide trong DNA.
5. Phân tích dữ liệu: Chuỗi nucleotide sau khi xác định được so sánh với các cơ sở dữ liệu phân loại hiện có để xác định loài.
Mã vạch trùng hợp DNA đã được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu sinh học đa dạng sinh học, quản lý tài nguyên tự nhiên, kiểm soát sản phẩm thực phẩm và mức độ tương thích môi trường của các sinh vật.
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH ĐOẠN ADN MÃ VẠCH CHO DÂY THÌA CANH (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br) PHỤC VỤ GIÁM ĐỊNH LOÀITẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP - Số 1 - Trang 025-033 - 2020
Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú với rất nhiều loài động vật, thực vật và nấm có giá trị kinh tế cao. Trước đây, các phương pháp định danh và phân loại thực vật chủ yếu dựa vào hình thái giải phẫu sinh học. Tuy nhiên, việc dựa vào hình thái để phân loại gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tốn kém về mặt thời gian, công sức và kinh phí. Hiện nay, phương pháp định danh loài sử dụng các chỉ thị phân tử ADN được ứng dụng rộng rãi. Trong đó, ADN mã vạch được xem là phương pháp hiện đại và chính xác để định danh các loài sinh vật khi sử dụng những vùng ADN cả ở trong nhân, ty thể và lạp thể. Trong nghiên cứu này, phương pháp ADN mã vạch (DNA barcoding) đã được thử nghiệm cho nhận dạng loài Dây thìa canh (Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br). Ba mã vạch ADN được đề xuất cho nghiên cứu thuộc vùng ADN lục lạp và ADN nhân (psbA-trnH, trnL và ITS1). Tỷ lệ thành công cho khuyếch đại PCR cho ba đoạn mã vạch là 100%. Tỷ lệ Giải trình tự nucleotide thành công cả hai chiều của sản phẩm PCR là 100% với kích thước lần lượt là 565 bp, 567 bp và 767 bp cho psbA-trnH, trnL và ITS1. Phân tích BLAST và ClustalW2 chỉ ra khả năng phân biệt ở mức độ loài của ba đoạn mã vạch đề xuất là: psbA-trnH > ITS1 > trnL. Cuối cùng, sự tổ hợp hai mã vạch psbA-trnH và ITS1 được lựa chọn cho nhận dạng loài Dây thìa canh.
#Dây thìa canh #giám định loài #ITS1 #mã vạch ADN #psbA-trnH #trnL
ỨNG DỤNG MỘT SỐ MÃ VẠCH ADN TRONG PHÂN TÍCH QUAN HỆ DI TRUYỀN VÀ ĐỊNH DANH MỘT SỐ LOÀI GIỔI TẠI GIA LAITẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP - Số 5 - Trang - 2024
Giổi ăn hạt đang được coi là cây lâm nghiệp đa mục đích có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, một số loài giổi có giá trị kinh tế khác nhau lại chưa có sự phân biệt rõ ràng về hệ thống phân loại và định danh dựa trên các đặc điểm hình thái. Sửdụng mã vạch ADN được nhận định là công cụ hữu ích cho việc phân tích quan hệ di truyền, giám định và xác định loài. Nghiên cứu này sử dụng 3 vùng gen lục lạp matK, rbcL và rpoC1 để phân tích quan hệ di truyền của 4 loài giổithuộc chi Giổi (Michelia) hiện đang được trồng phổ biến tại Gia Lai. Kết quảphân tích trình tự nucleotide của các mẫu gGiổi tại 3 vùng gen nghiên cứu có sựtương đồng từ 97,8% đến 99,8%. Mối quan hệ di truyền giữa các mẫu Giổi nghiên cứu được phân biệt rõ ràng giữa mẫu Giổi không ăn hạt với 3 mẫu còn lại khi phân tích phát sinh chủng loại bằng giải trình tự ở cả 3 vùng gen. Đối với mẫu Giổi ăn hạt trồng và Giổi ăn hạt tự nhiên không có sự khác biệt về mặt di truyền và gần gũi nhau trên cây phát sinh chủng loại nên có thể nhận định hai mẫu này là cùng một loài. Trình tự nucleotide ở 3 vùng gen này của bốn loài giổi nghiên cứu có sự tương đồng cao với trình tự của Giổi ăn quả (M. hypolampra) và Giổi bắc (M. macclurei) đã được công bố trên Ngân hàng gen. Việc kết hợp cả 3 vùng gen matK, rbcL và rpoC1 có thể được sử dụng để phân tích phát sinh chủng loại và mối quan hệ di truyền của 4 mẫu giổi được nghiên cứu.
#Chi Giổi # #mã vạch ADN # #matK # #rbcL #rpoC1
ỨNG DỤNG MỘT SỐ MÃ VẠCH ADN TRONG PHÂN TÍCH QUAN HỆ DI TRUYỀN VÀ ĐỊNH DANH MỘT SỐ LOÀI GIỔI TẠI GIA LAITẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP - Số 5 - Trang - 2024
Giổi ăn hạt đang được coi là cây lâm nghiệp đa mục đích có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, một số loài giổi có giá trị kinh tế khác nhau lại chưa có sự phân biệt rõ ràng về hệ thống phân loại và định danh dựa trên các đặc điểm hình thái. Sửdụng mã vạch ADN được nhận định là công cụ hữu ích cho việc phân tích quan hệ di truyền, giám định và xác định loài. Nghiên cứu này sử dụng 3 vùng gen lục lạp matK, rbcL và rpoC1 để phân tích quan hệ di truyền của 4 loài giổithuộc chi Giổi (Michelia) hiện đang được trồng phổ biến tại Gia Lai. Kết quảphân tích trình tự nucleotide của các mẫu gGiổi tại 3 vùng gen nghiên cứu có sựtương đồng từ 97,8% đến 99,8%. Mối quan hệ di truyền giữa các mẫu Giổi nghiên cứu được phân biệt rõ ràng giữa mẫu Giổi không ăn hạt với 3 mẫu còn lại khi phân tích phát sinh chủng loại bằng giải trình tự ở cả 3 vùng gen. Đối với mẫu Giổi ăn hạt trồng và Giổi ăn hạt tự nhiên không có sự khác biệt về mặt di truyền và gần gũi nhau trên cây phát sinh chủng loại nên có thể nhận định hai mẫu này là cùng một loài. Trình tự nucleotide ở 3 vùng gen này của bốn loài giổi nghiên cứu có sự tương đồng cao với trình tự của Giổi ăn quả (M. hypolampra) và Giổi bắc (M. macclurei) đã được công bố trên Ngân hàng gen. Việc kết hợp cả 3 vùng gen matK, rbcL và rpoC1 có thể được sử dụng để phân tích phát sinh chủng loại và mối quan hệ di truyền của 4 mẫu giổi được nghiên cứu.
#Chi Giổi # #mã vạch ADN # #matK # #rbcL #rpoC1
ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ MÃ VẠCH ADN CỦA LOÀI BÌM ĐẸP - IPOMOEA SP. HỌ BÌM BÌM (CONVOLVULACEAE) Đặt vấn đề: Cây Bìm đẹp dùng trị ho, viêm mủ da,…trong y học dân gian nhiều nước, nhưng có ít tài liệu nghiên cứu đã được công bố. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm hình thái, cấu tạo vi học, mã vạch ADN, xác định chính xác tên khoa học của loài Bìm đẹp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cây Bìm đẹp tươi thu thập ở tỉnh Hà Nam được phân tích, mô tả, chụp hình đặc điểm hình thái, giải phẫu, bột dược liệu, kèm phân tích ADN lục lạp vùng ITSI. Kết quả: Loài Bìm đẹp được định danh dựa trên hình thái và mã vạch ADN có tên khoa học là Ipomoea cairica (L.) Sweet, kèm dữ liệu giải phẫu và bột dược liệu. Kết luận: Nghiên cứu góp phần cung cấp dữ liệu định danh chính xác loài Bìm đẹp.
#Ipomoea cairica #mã vạch ADN #hình thái #giải phẫu #bột dược liệu
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, MÃ VẠCH ADN VÀ SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY TRÀ NHẬT (CAMELLIA SP.) HỌ TRÀ (THEACEAE) Đặt vấn đề: Cây Trà Nhật được trồng nhiều ở Đà Lạt, Thừa Thiên Huế, Hà Nội. Chiết xuất từ lá có hoạt tính chống oxy hóa mạnh, nhưng có ít nghiên các nghiên cứu đã được công bố. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm thực vật, mã vạch ADN và sơ bộ thành phần hóa học để góp phần định danh đúng loài Trà nhật. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cây Trà Nhật tươi được thu thập tại Phú Lộc-Thừa Thiên Huế, được phân tích, mô tả, chụp ảnh các đặc điểm hình thái, giải phẫu, bột dược liệu, kèm phân tích trình tự gen matK và khảo sát sơ bộ thành phần hóa học bằng phương pháp Ciuley có cải tiến. Kết quả: Loài Trà Nhật được định danh dựa trên hình thái và trình tự gen matK xác định tên khoa học là Camellia japonica L., kèm dữ liệu giải phẫu, bột vi học và sơ bộ thành phần hóa học. Kết luận: Nghiên cứu góp phần cung cấp dữ liệu định danh chính xác loài Trà Nhật.
#Camellia japonica L. #gen matK #hình thái #giải phẫu #bột dược liệu #thành phần hóa học
ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ MÃ VẠCH ADN CỦA CÂY BÌM BA THÙY (IPOMOEA SP.) HỌ KHOAI LANG (CONVOLVULACEAE)Đặt vấn đề: Cây Bìm ba thùy là một loài mọc hoang dại ở Việt Nam. Lá cây được dùng làm thuốc chữa đau đầu ở Malaysia, nhưng có ít các nghiên cứu đã được công bố. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm thực vật và mã vạch ADN để góp phần định dạng đúng loài Bìm ba thùy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cây Bìm ba thùy tươi được thu thập tại Củ Chi-thành phố Hồ Chí Minh được phân tích, mô tả, chụp ảnh các đặc điểm hình thái, giải phẫu và bột dược liệu, kèm phân tích ADN lục lạp vùng ITS1. Kết quả: Loài Bìm ba thùy được định danh dựa trên hình thái và mã vạch ADN xác định tên khoa học là Ipomoea triloba L., kèm dữ liệu giải phẫu và bột vi học. Kết luận: Nghiên cứu góp phần cung cấp dữ liệu định danh chính xác loài Bìm ba thùy.
#Ipomoea triloba L. #mã vạch ADN #hình thái #giải phẫu #bột dược liệu
KHẢO SÁT MÃ VẠCH ADN, ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, CHIẾT XUẤT VÀ ĐỊNH TÍNH TINH DẦU CỦA CÂY KHUYNH DIỆP SỪNG CAO-HỌ SIM (MYRTACEAE)Đặt vấn đề: Lá của cây Khuynh diệp sừng cao được dùng trị cảm sốt, đau đầu, đau dạ dày, ăn không tiêu, phong thấp ở Trung Quốc, nhưng có ít các nghiên cứu đã được công bố. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát mã vạch ADN, đặc điểm thực vật để góp phần định dạng đúng loài Khuynh diệp sừng cao; Chiết xuất và định tính tinh dầu bằng sắc ký khí. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cây Khuynh diệp sừng cao tươi được thu thập tại Trà Vinh, được phân tích, mô tả, chụp ảnh các đặc điểm hình thái, giải phẫu và bột dược liệu, kèm phân tích ADN lục lạp vùng ITS1. Chiết xuất tinh dầu. Phân tích thành phần tinh dầu trong lá bằng sắc ký khí. Kết quả: Loài Khuynh diệp sừng cao được định danh dựa trên hình thái và mã vạch ADN xác định tên khoa học là Eucalypstus tereticornis J. E. SM., kèm dữ liệu giải phẫu, bột vi học, hàm lượng tinh dầu và các thành phần trong tinh dầu. Kết luận: Nghiên cứu góp phần cung cấp dữ liệu định danh chính xác loài Khuynh diệp sừng cao và các cấu tử trong tinh dầu.
#Eucalypstus tereticornis #giải phẫu #mã vạch ADN #chiết xuất #sắc ký khí
Nghiên cứu mô tả hình thái và xác định mã vạch ADN loài Bọ mắm tímHiệu quả điều trị của dược liệu yêu cầu đúng về chất lượng, đúng về chủng loại nhằm tránh nhầm lẫn và đảm bảo sức khỏe người dùng. Vì vậy, xác định đúng loài cây thuốc là một trong những yếu tố quan trọng trong sử dụng, trong nghiên cứu và bảo tồn. Ở Việt Nam, chi Pouzolzia được công bố có 6 loài, tuy nhiên gần đây phát hiện thêm một số loài được cho là thuộc chi này. Bằng phương pháp phân tích hình thái và xác định mã vạch ADN, nghiên cứu này mô tả các đặc điểm về hình thái và cung cấp thêm thông tin về mã vạch ADN của loài Bọ mắm tím làm cơ sở phục vụ đối chiếu với các loài khác trong chi Pouzolzia được phát hiện tại Việt Nam. Đồng thời, kết quả nghiên cứu góp phần hạn chế sự nhầm lẫn trong khai thác và sử dụng các loài thuộc chi này.
#chi Pouzolzia #mô tả hình thái #mã vạch #ADN lục lạp #ITS
Đặc điểm thực vật và mã vạch ADN của loài xô thơm Salvia officinalis L., họ Hoa môi (Lamiaceae)Đặt vấn đề: cây xô thơm là thảo dược dùng để điều trị chứng khó tiêu nhẹ, rối loạn nhận thức liên quan đến tuổi tác, viêm họng, viêm da, co giật, thấp khớp, run, tê liệt và tăng đường huyết từ hàng trăm năm trong y học cổ truyền nhiều nước trên thế giới, nhưng có ít tài liệu nghiên cứu về giải phẫu đã được công bố. Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát đặc điểm thực vật và mã vạch ADN nhằm định danh chính xác loài xô thơm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: cây xô thơm tươi thu thập ở tỉnh Lâm Đồng được phân tích, mô tả, chụp hình đặc điểm hình thái, giải phẫu, bột dược liệu, đồng thời tiến hành phân tích ADN tại vùng ITS. Kết quả: loài xô thơm được định danh dựa trên hình thái và mã vạch ADN xác định tên khoa học là Salvia officinalis L., kèm dữ liệu giải phẫu và bột dược liệu. cây xô thơm thuộc loại thân cỏ; có mùi thơm; có nhiều lông trắng mịn; lá thuôn dài; tràng hoa chia môi 2/3, màu tím; chung đới dạng đòn bẩy; thân, lá có lông che chở dài, lông tiết; bột lá có lỗ khí kiểu trực bào, lông che chở dài, lông tiết. Kết luận: Nghiên cứu đã xác định đặc điểm thực vật và góp phần cung cấp dữ liệu định danh chính xác loài xô thơm.
#Salvia officinalis L. #mã vạch ADN #hình thái #giải phẫu #bột dược liệu
ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ MÃ VẠCH ADN CỦA LOÀI ĐAN SÂM - SALVIA MILTIORRHIZA BUNGE HỌ HOA MÔI (LAMIACEAE)Đặt vấn đề: Cây Đan sâm là một thảo dược quý, được dùng để trị các bệnh tim mạch từ hàng trăm năm trong y học cổ truyền nhiều nước, nhưng có ít tài liệu nghiên cứu về giải phẫu đã được công bố. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm thực vật và mã vạch ADN để góp phần định danh đúng loài Đan sâm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cây Đan sâm tươi thu thập ở tỉnh Lai Châu được phân tích, mô tả, chụp hình đặc điểm hình thái, giải phẫu, bột dược liệu, kèm phân tích ADN vùng ITS. Kết quả: Loài Đan sâm được định danh dựa trên hình thái và mã vạch ADN xác định tên khoa học là Salvia miltiorrhiza Bunge, kèm dữ liệu giải phẫu và bột vi học. Kết luận: Nghiên cứu góp phần cung cấp dữ liệu định danh chính xác loài Đan sâm.
#Salvia miltiorrhiza #mã vạch ADN #hình thái #giải phẫu #bột dược liệu